Các kiểu dữ liệu PLC phổ biến nhất

CÁC KIỂU DỮ LIỆU TRONG PLC PHỔ BIẾN NHẤT

 

Trước khi bắt tay vào làm việc với PLC thì một nội dung quan trọng không thể bỏ qua đó là các kiểu dữ liệu trong PLC. Không phân biệt được các kiểu dữ liệu có thể dẫn tới kết quả lập trình không chính xác.

Hiểu một cách đơn giản, khi làm một phép so sánh trong PLC thì bạn phải đem so sánh ở cùng một dạng dữ liệu. Cũng giống như việc không thể đem so sánh đơn vị khối lượng (kilogram) với đơn vị đo chiều dài (mét) vậy.

 

| Nhiều người đọc:  Tài Liệu Lập Trình PLC Mitsubishi

 

Vậy có mấy kiểu dữ liệu trong PLC? Hãy cùng PLCTECH tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

Các kiểu dữ liệu trong plc

Các dạng dữ liệu trong PLC

 

Các kiểu dữ liệu trong PLC

Nhìn vào hình trên, ta có thể thấy có 4 kiểu dữ liệu PLC phổ biến nhất, đó là:

1. Dữ liệu dạng Bit

Đây là đơn vị xử lý nhỏ nhất, bao gồm 2 trạng thái logic 0 hoặc 1. Một số nơi gọi là mức cao, mức thấp hoặc là có và không có đều giống nhau.

Tất cả các bộ xử lý hiện nay đều làm việc ở đơn vị này.

2. Dữ liệu dạng Byte

Byte là một dãy bao gồm 8 Bit.

Các kiểu dữ liệu trong PLC

Byte là một dãy bao gồm 8 Bit

3. Dữ liệu dạng Word

Word là một dãy gồm 2 Byte hay 16 Bit. Là dạng dữ liệu phổ biến cơ bản trong xử lý số liệu.

Dữ liệu plc

Word có giá trị tương đương 2 Byte, hay 16 Bit

 

| Tìm hiểu ngay: Khóa Đào Tạo Lập trình PLC Mitsubishi (từ cơ bản tới nâng cao)

 

4. Dữ liệu dạng Double Word

Double Word là một dãy gồm 2 Word, tương đương với 4 Byte hoặc 32 Bit

Double Word gồm 2 Word, tương đương với 4 Byte hoặc 32 Bit

 

Trên đây là các kiểu dữ liệu trong PLC mà chúng ta thường gặp nhất. Ngoài ra có những biến thể được xây dựng từ chúng, mà chúng ta khi làm về PLC phải hiểu để áp dụng trong từng trường hợp cụ thể.

 

Những biến thể thường dùng nhất bao gồm:

1. Kiểu số Binary

Còn có tên gọi khác là hệ nhị phân hay hệ đếm cơ số 2. Kiểu số này được định nghĩa là một hệ đếm mà dùng hai ký tự 0 hoặc 1 để biểu thị một giá trị số được tính bằng lũy thừa của 2 các cơ số tương ứng.

2. Kiểu số Hexa

Còn có tên gọi là hệ thập lục phân hay là hệ 16: Gồm các số từ 0, 1, 2…8, 9, A, B, C, D, E, F

Kiểu số này rất được ưa chuộng trong cài đặt các tham số của Parameter khi PLC kết hợp với Module mở rộng cần xử lý Buffer.

3. Kiểu số thập phân

Là hệ cơ số 10 biểu thị giá trị mà chúng ta có thể đọc được, và quy ước thành đơn vị tính. Lấy ví dụ như số 15, số 20…

Cách chuyển đổi từ số thập phân sang số nhị phân: Nguyên tắc của phương pháp này là lấy số cần chuyển đổi chia cho 2 (kết quả chỉ lấy phần nguyên), sau đó tiếp tục lấy kết quả chia 2 (và cũng chỉ lấy phần nguyên), kết quả số nhị phân thu được là tập hợp các số dư của các phép chia.

Cách chuyển đổi từ nhị phân sang số thập phân: Về nguyên tắc chính là tổng lũy thừa của 2 cơ số của dãy nhị phân.

 

| Bài viết phổ biến: [pdf] Tài Liệu PLC Siemens S7-1200 Tiếng Việt 

 

4. Kiểu số BCD

BCD là một dãy thể hiện các con số từ 0 đến 9. Được mã hóa dưới dạng một dãy gồm 4 Bit hoặc 8 Bit. Nhưng đa phần khi làm với PLC là dạng 4 Bit.

Ví dụ: Số 8 trong mã BCD được mã hóa dãy 4 Bit là 1000

5. Kiểu số nguyên

Kiểu số nguyên bao gồm số nguyên dương (1,2,3,…) số nguyên âm (-1,-2,-3..) và số 0. Muốn thể hiện số âm thì ta quan tâm đến Bit dấu. Bit này là Bit cao nhất trong dãy Bit mà chúng ta đang thể hiện.

Ví dụ khi ta đang xử lý dữ liệu 16 Bit con số dương 8 sẽ được biểu diễn là 0000 0000 0000 1000 còn số âm 8 sẽ được biểu diễn là 1111 1111 1111 1000

6. Kiểu số thực (Real)

Số thực khi làm việc với PLC được hiểu là 1 dãy gồm 32 Bit thể hiện lên một số thực. Khi xử lý dạng số liệu này các bạn phải hết sức chú ý bởi có thể không kiểm soát được dữ liệu đang tồn tại trong thanh ghi là bao nhiêu.

 

| Lời kết

Qua bài viết này, bạn đã biết được rằng các kiểu dữ liệu trong PLC phổ biến nhất gồm có 4 kiểu đó là Bit, Byte, Word Double Word. Nắm được các kiểu dữ liệu sẽ giúp bạn hiểu được cách lập trình PLC như thế nào và dữ liệu của PLC đang hoạt động như thế nào.

Để hiểu chi tiết về các kiểu dữ liệu PLC và vận dụng được vào lập trình PLC thì các bạn hãy tham khảo ngay các khóa Lập trình PLC tại PLCTECH.

– Khóa Lập trình PLC Mitsubishi

– Khóa Lập trình PLC Siemens

Lớp học được trang bị đầy đủ trang thiết bị thực hành đa dạng, với thời gian thực hành lên tới 80% khóa học. Đây là cơ hội để học viên học tập và thực chiến giống như đang làm một dự án trong nhà máy.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về nội dung khóa học, cũng như được tư vấn lộ trình phù hợp nhất với bản thân, bạn hãy liên hệ ngay với PLCTECH qua hotline/Zalo tại đây: 0984.957.127. Sẵn sàng phục vụ 24/7 (kể cả ngày nghỉ lễ, ngày Tết).

 

Mọi tư vấn về Tự động hóa, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP PLCTECH

Hà Nội: Số 11 Ngõ 2E Dịch Vọng – Cầu Giấy

HCM: 97 Đường Số 3 – Hiệp Bình Phước – TP. Thủ Đức

SĐT/Zalo: 0984 957 127

Website: https://plctech.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/PLCTechHN/