5 Lỗi Thường Gặp Của Biến Tần Và Cách Khắc Phục

5 LỖI THƯỜNG GẶP CỦA BIẾN TẦN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC HIỆU QUẢ

Biến tần là thiết bị quan trọng trong việc điều khiển tốc độ và tiết kiệm năng lượng cho các động cơ. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người dùng có thể gặp phải một số sự cố. Việc hiểu và khắc phục các lỗi này sẽ giúp duy trì hiệu suất của hệ thống và giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động.

Dưới đây Tự Động Hóa PLCTECH tổng hợp 5 lỗi thường gặp của biến tần và cách khắc phục hiệu quả.

biến tần inverter

Biến tần là thiết bị quan trọng trong hệ thống tự động hóa

 

1. Biến Tần Chạy Nhưng Motor Không Chạy – Lỗi Thường Gặp Của Biến Tần

Nguyên nhân 

+ Tần số chạy = 0: Đây là nguyên nhân phổ biến khi biến tần không truyền tín hiệu cho motor.

+ Motor bị hư hỏng: Motor có thể bị lỗi cơ khí hoặc tải quá nặng, gây ra tình trạng không hoạt động.

+ Biến tần bị mất pha: Biến tần không cân bằng pha ngõ ra hoặc mất pha có thể ngừng hoạt động của motor.

+ Dây cáp nối bị đứt: Dây nối giữa motor và biến tần có thể bị đứt, hoặc contactor chưa đóng.

+ Board điều khiển lỗi: Nếu board điều khiển gặp sự cố, biến tần sẽ không thể vận hành chính xác.

Cách khắc phục

+ Kiểm tra và điều chỉnh tần số chạy: Đảm bảo tần số chạy được thiết lập phù hợp với thông số của motor.

+ Kiểm tra motor và tải: Nếu motor bị hư hoặc có sự cố cơ khí, cần sửa chữa hoặc thay thế trước khi vận hành lại.

+ Kiểm tra kết nối điện: Đảm bảo dây nối giữa motor và biến tần không bị đứt hoặc lỏng. Nếu có lỗi về contactor, kiểm tra và đóng lại nếu cần.

+ Kiểm tra board điều khiển: Nếu phát hiện lỗi, thay thế hoặc sửa chữa board điều khiển.

2. Motor Chạy Quá Nóng Khi Gắn Biến Tần

Nguyên nhân

+ Thông số motor không đúng: Việc cài đặt không chính xác các thông số motor sẽ gây ra quá nhiệt.

+ Đấu dây motor không chính xác: Nếu đấu dây sai hoặc không tương thích với điện áp biến tần cung cấp, motor sẽ nóng lên.

+ Motor chạy ở tần số quá thấp: Khi motor chạy ở tần số thấp (dưới 30 Hz), nó sẽ không thể hoạt động hiệu quả và gây quá nhiệt.

Cách khắc phục

+ Kiểm tra và cài đặt lại thông số motor: Đảm bảo rằng các thông số motor đã được cài đặt đúng như trên nhãn của motor.

+ Kiểm tra cách đấu dây motor: Xem lại cách đấu dây giữa biến tần và motor để đảm bảo chúng tương thích với nhau.

+ Tăng tần số hoạt động của motor: Tăng tần số chạy của motor, hoặc thay đổi tỉ số truyền cơ khí để giảm tải cho motor.

 

3.  Biến Tần Hiển Thị Bình Thường Khi Cấp Nguồn, Nhưng Nhảy CB Khi Vận Hành

Đây cũng là một trong những lỗi thường gặp của biến tần: Biến tần vẫn hiển thị bình thường khi cấp nguồn vào, tuy nhiên khi vận hành sẽ gây nhảu CB.

Nguyên nhân 

+ Pha đầu ra của biến tần bị ngắn mạch: Một trong những nguyên nhân chính khiến CB bị nhảy là ngắn mạch ở pha đầu ra.

+ CB có dòng định mức quá nhỏ: CB có thể không đủ dòng để bảo vệ hệ thống.

+ Dây cáp nối bị chạm pha hoặc chạm đất: Dây cáp nối giữa biến tần và motor có thể bị chạm pha hoặc chạm đất.

+ Motor bị hư hỏng: Motor bị hư hoặc có sự cố cũng có thể là nguyên nhân gây ra sự cố này.

 Cách khắc phục

+ Kiểm tra ngắn mạch pha đầu ra: Đảm bảo không có ngắn mạch giữa các pha đầu ra của biến tần.

+ Kiểm tra CB: Kiểm tra xem CB có đủ dòng định mức và phù hợp với công suất hệ thống hay không. Nếu cần, thay thế CB bằng loại có dòng định mức lớn hơn.

+ Kiểm tra dây nối: Kiểm tra dây cáp giữa biến tần và động cơ có bị chạm pha hoặc chạm đất không.

+ Lắp cuộn kháng AC: Nếu khoảng cách giữa biến tần và motor quá xa, nên lắp thêm cuộn kháng AC để giảm sự cố.

Lỗi thường gặp của Biến Tần

Lỗi thường gặp của biến tần và cách khắc phục hiệu quả

 

 

4. Biến Tần Đang Chạy Bình Thường Nhưng Dừng Đột Ngột 

Nguyên nhân:

+ Tín hiệu lệnh chạy bị ngắt: Dây điều khiển có thể bị đứt hoặc lỏng ở terminal điều khiển.

+ Biến tần báo lỗi: Biến tần sẽ dừng và hiển thị lỗi, đèn “Alarm” sáng lên.

Cách khắc phục:

+ Kiểm tra dây điều khiển: Kiểm tra và siết lại các terminal điều khiển lệnh chạy của biến tần.

+ Kiểm tra mã lỗi: Tham khảo bảng mã lỗi và khắc phục theo hướng dẫn.

+ Liên hệ nhà cung cấp: Nếu không thể tự khắc phục, liên hệ với nhà cung cấp để được hỗ trợ.

Nếu đèn “RUN” vẫn sáng nhưng motor dừng:

+ Kiểm tra tần số chạy: Có thể tần số chạy của biến tần đã bị giảm về 0.

+ Kiểm tra motor: Motor có thể bị kẹt cơ khí hoặc hư hỏng.

+ Kiểm tra board điều khiển: Board điều khiển có thể gặp lỗi.

5. Biến Tần Không Hiển Thị Đèn Sau Khi Cấp Nguồn 

 Nguyên nhân 

+ Điện áp cung cấp không phù hợp: Điện áp không đúng với yêu cầu của biến tần có thể làm thiết bị không hoạt động.

+ Cầu chỉnh lưu bị hỏng: Nếu cầu chỉnh lưu bị lỗi, biến tần sẽ không hoạt động.

+ Lỗi ở điện trở sạc tụ hoặc nguồn switching: Có thể do các thành phần này bị hỏng.

Cách khắc phục:

+ Kiểm tra điện áp nguồn: Dùng đồng hồ đo điện áp để đảm bảo nguồn cấp phù hợp với yêu cầu của biến tần.

+ Kiểm tra đèn “CHARGE”: Nếu đèn “CHARGE” tắt, lỗi có thể do cầu chỉnh lưu hoặc điện trở sạc tụ. Nếu đèn sáng, nguồn switching có thể gặp sự cố.

+ Liên hệ nhà cung cấp: Nếu không thể xử lý, hãy liên hệ nhà cung cấp để được hỗ trợ.

Kết luận:

Việc hiểu và nắm bắt các lỗi thường gặp của biến tần sẽ giúp bạn xử lý kịp thời các sự cố, duy trì hiệu suất và kéo dài tuổi thọ của hệ thống. Hy vọng rằng với những kiến thức chia sẻ trong bài viết này, các bạn sẽ có thể giải quyết các sự cố nhanh chóng và hiệu quả.

Tham Khảo Bài Viết Liên Quan

Cách Reset Lỗi Biến Tần: Xử Lý Các Lỗi Thường Gặp

Lưu Ý Khi Cài Đặt Biến Tần / Tự Động Hóa PLCTECH


 

Nếu bạn muốn nâng cao kỹ năng trong việc thiết kế và lập trình các hệ thống điều khiển tự động, có thể ứng dụng vào thực tế công việc trong ngành tự động hóa. Hãy tham khảo ngay các khóa học thực chiến tại PLCTECH:

♦ Đào tạo PLC Mitsubishi

♦ Đào tạo PLC Siemens 

♦ Đào tạo thiết kế tủ điện

Địa chỉ đào tạo

Hà Nội: Số 11 Ngõ 2E Dịch Vọng – Cầu Giấy Xem bản đồ

HCM: 97 Đường Số 3 – Hiệp Bình Phước – TP. Thủ Đức Xem bản đồ

Liên hệ

Điện thoại / Zalo: 0987 635 127 (Hỗ trợ 24/7)

Website: https://plctech.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/PLCTechHN

Tin Liên Quan