Mạch Điều Khiển 2 Máy Bơm Chạy Luân Phiên

MẠCH ĐIỀU KHIỂN 2 MÁY BƠM CHẠY LUÂN PHIÊN

Tại sao cần mạch điều khiển chạy luân phiên?

Trong các ứng dụng cần động cơ hoạt động liên tục như bơm nước sinh hoạt hoặc bơm nước vào bể chứa, việc một động cơ hoạt động trong thời gian dài sẽ gây quá tải, sinh nhiệt, và giảm tuổi thọ. Mạch điều khiển 2 máy bơm chạy luân phiên giúp giảm tải và tối ưu hóa tuổi thọ cho từng động cơ bằng cách chia đều thời gian hoạt động.

 

Mạch điều khiển chạy luân phiên 2 chế độ MAN/AUTO

Hệ thống này có thể hoạt động theo hai chế độ:

+ Chế độ MAN (chạy bằng tay): Người vận hành điều khiển động cơ bằng nút nhấn ON/OFF cho từng động cơ.

+ Chế độ AUTO (chạy tự động): Các động cơ hoạt động theo thời gian đặt trước, luân phiên thay nhau chạy để đảm bảo hiệu quả và giảm áp lực vận hành.

 

Sơ đồ mạch điều khiển 2 máy bơm chạy luân phiên

mach dieu khien 2 bom chay luan phien

Sơ đồ mạch điều khiển 2 máy bơm chạy luân phiên

1. Mạch động lực

+ Mỗi động cơ được điều khiển đóng cắt thông qua contactor và bảo vệ quá tải bằng rơ-le nhiệt riêng biệt.

2. Mạch điều khiển

+ Công tắc MODE chọn chế độ MAN/AUTO.

+ Chế độ AUTO dùng rơ-le thời gian (Timer) để luân phiên chuyển đổi giữa các động cơ.

+ Chế độ MAN cho phép điều khiển độc lập từng động cơ bằng nút nhấn.

 

Nguyên lý hoạt động mạch điều khiển 2 máy bơm chạy luân phiên

1. Chế độ AUTO

+ Là khi công tắc MODE không được tác động, cuộn rơ le không được cấp điện. Do đó tiếp điểm thường đóng RL 11, 12 của rơ le luôn đóng, nên Timer T1 sẽ được cấp điện khi động cơ M1 chạy và Timer T2 được cấp điện khi động cơ M2 chạy.

+ Khi nhấn nút ON1, cuộn dây K1 được cấp điện nên động cơ M1 chạy, đồng thời Timer On Delay T1 bắt đầu đếm thời gian. Tiếp điểm K1 đóng lại tự giữ cho nút nhấn ON1

+ Khi Timer T1 đếm đến thời gian đặt trước thì tiếp điểm thường mở T1 67, 68 đóng lại nên cuộn K2, hút động cơ M2 chạy. Tiếp điểm thường hở K2 13, 14 đóng lại duy trì cấp điện cho cuộn K2 và Timer T2.

Đồng thời thường đóng T1 55, 56 mở ra ngắt điện động cơ M1 và Timer T1. Lúc này động cơ 1 dừng và động cơ 2 chạy, Timer 2 bắt đầu đếm thời gian.

+ Tương tự khi Timer T2 đếm đến thời gian đặt trước thì thường hở T2 đóng lại cấp điện cho động cơ M1 chạy lại. Đồng thời tiếp điểm thường đóng T2 mở ra ngắt điện động cơ M2 và Timer T2.

+ Khi động cơ M1 đang chạy thì nhấn OFF1 để dừng hệ thống. Khi động cơ M2 đang chạy thì nhấn OFF2 để dừng.

+ Tiếp điểm thường đóng ORL 95, 96 của rơ le nhiệt sẽ mở ra ngắt điện của động cơ khi phát hiện quá tải.

2. Chế độ MAN

+ Chế độ điều khiển tay hoạt động khi công tắc MODE được tác động. Cuộn dây rơ le được cấp điện nên tiếp điểm thường đóng nối với cuộn dây Timer1 và Timer2 mở ra. Hai Timer này sẽ không được cấp điện trong suốt quá trình hoạt động. Lúc này hai động cơ sẽ hoạt động độc lập với nhau hoàn toàn.

+ Khi nhấn ON1 thì khởi K1 đóng cấp điện động cơ M1 chạy, nhấn OFF1 thì động cơ M1 dừng.

+ Nhấn ON2 thì khởi K2 đóng cấp điện cho động cơ M2 chạy, nhấn OFF2 thì động cơ M2 dừng.

+ Các nút nhấn sau khi tác động được tự giữ bởi tiếp điểm thường hở K mắc song song với nó.

 

Mạch điều khiển 3 động cơ chạy luân phiên

Hệ thống này là mở rộng của mạch 2 máy bơm. Thứ tự hoạt động trong chế độ AUTO sẽ là: M1 → M2 → M3, sau đó quay lại M1.

mạch điều khiển 2 và 3 máy bơm

Sơ đồ mạch điều khiển 3 máy bơm chạy luân phiên

Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động của mạch này tương tự mạch 2 động cơ luân phiên.

+ Chế độ AUTO: Timer lần lượt kích hoạt từng động cơ theo thời gian cài đặt, đảm bảo chạy luân phiên mà không bị xung đột.

+ Chế độ MAN: Timer không hoạt động, các động cơ vẫn được điều khiển độc lập bằng nút nhấn.

 

Lợi ích của mạch điều khiển chạy luân phiên

+ Tăng tuổi thọ cho động cơ.

+ Giảm nhiệt, hạn chế quá tải.

+ Linh hoạt với hai chế độ vận hành phù hợp nhiều nhu cầu thực tế.

 

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm và nắm rõ cách thiết kế, lập trình các mạch điều khiển như trên, hãy tham gia các khóa học Tủ Điện và Lập Trình PLC tại PLCTECH để phát triển kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực tự động hóa, bao gồm:

♦ Đào tạo PLC Mitsubishi·    

♦ Đào tạo PLC Siemens 

♦ Đào tạo thiết kế tủ điện

Địa chỉ đào tạo

Hà Nội: Số 11 Ngõ 2E Dịch Vọng – Cầu Giấy Xem bản đồ

HCM: 97 Đường Số 3 – Hiệp Bình Phước – TP. Thủ Đức Xem bản đồ

Liên hệ

Điện thoại / Zalo: 0987 635 127 (Hỗ trợ 24/7)

Website: https://plctech.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/PLCTechHN

Tin Liên Quan