Tự Học Lập Trình PLC: Lộ Trình Học Chi Tiết Nhất | PLCTECH

Tự Học Lập Trình PLC: Dành Cho Người Mới Bắt Đầu

Hiện nay PLC được ứng dụng phổ biến vào điều khiển máy móc tự động, ưu điểm của PLC là dễ dàng sử dụng, đấu nối, có thể thay đổi chương trình dễ dàng, bền và có thể cấu hình thành một hệ thống lớn sử dụng PLC.

Tuy có ứng dụng phổ biến và tầm quan trọng như vậy với máy móc tự động song việc tự học lập trình PLC như thế nào lại gây nhiều khó khăn cho người sử dụng.

Tự học lập trình PLC

 Tự học lập trình PLC sao cho hiệu quả nhất?

Muốn tự học lập trình PLC, trước tiên, người học phải tổng hợp nhiều kiến thức về điện tự động hóa trước khi bắt tay vào việc lập trình PLC.

Bởi nếu người học không có một nền tảng kiến thức về điện tự động hóa sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong xử lý tín hiệu, lập trình logic, điều khiển các cơ cấu thực tế như động cơ bước, động cơ servo, biến tần, xilanh…

Một số kiến thức về điện tự động hóa cần trang bị bao gồm:

1. Đấu nối mạch điều khiển sử dụng Relay.

2. Đấu nối một số mạch cơ bản sử dụng Relay, Timer, Counter.

3. Kiến thức về các loại cảm biến công nghiệp.

4. Các cơ cấu chấp hành: Van, các loại động cơ, biến tần…

5. Các tín hiệu trong điều khiển số, điều khiển tương tự.

6. Truyền thông công nghiệp…

Tự học lập trình PLC

Tự học lập trình PLC theo nhóm

Tự học lập trình PLC như thế nào?

Khi bắt đầu lập trình PLC chúng ta nên nhất quán về yêu cầu công nghệ, sau đó mới đi lập trình, việc này giúp chúng ta thiết lập một yêu cầu công nghệ hoàn chỉnh khi lập trình, tránh tình trạng phải sửa đổi nhiều.

Việc lập trình PLC thông thường chia làm 3 thao tác:

1. Xác định các tín hiệu Input và Output

2. Lập trình các chế độ điều khiển cho các cơ cấu chấp hành

3. Chạy thử và sửa đổi

Khi mới học lập trình PLC chúng ta nên chọn các dự án đơn giản, ít đầu vào ra, có cấu từ 5 đến 10 thao tác để lập trình.

Thiết kế giao diện điều khiển và giám sát máy móc trên HMI.

Việc thiết kế giao diện HMI đòi hỏi người làm phải thể hiện hết các chức năng cần thiết trên màn hình giao diện HMI, đơn giản với người vận hành, cài đặt các chế độ thông minh, giám sát đầy đủ các cơ cấu trên máy.

Hy vọng qua bài viết này, các bạn kỹ sư đã hiểu cách để tự học lập trình plc như thế nào cho hiệu quả. Chúc tất cả các bạn thành công!

>> Xem thêm tài liệu Điện – Tự Động Hóa: https://plctech.com.vn/category/tai-lieu/

>> Kiến Thức ngành Điện – Tự Động Hóa: https://plctech.com.vn/category/tin-tuc/

>> Tham khảo thêm các khóa học tại Trung Tâm:

·         Đào tạo PLC Mitsubishi         

·         Đào tạo PLC Siemens

·         Đào tạo PLC Omron

·         Đào tạo PLC LS

·         Đào tạo PLC Delta

·         Đào tạo thiết kế màn hình HMI

·         Đào tạo cài đặt biến tần

·         Lập trình điều khiển động cơ Servo

·         Truyền thông công nghiệp

·         Đào tạo thiết kế tủ điện

 

Mọi tư vấn về Tự động hóa, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP PLCTECH

Hà Nội: Số 11 Ngõ 2E Dịch Vọng – Cầu Giấy

HCM: 97 Đường Số 3 – Hiệp Bình Phước – TP. Thủ Đức

SĐT/Zalo: 0987 635 127

Website: https://plctech.com.vn/

Fanpage:https://www.facebook.com/PLCTechHN/

Tin Liên Quan