Bộ Hãm Động Năng Là Gì? Vai Trò, Đặc Điểm, Cách Đấu Nối

Bộ Hãm Động Năng Là Gì?

Bộ Hãm Động Năng Là Gì?

Bộ hãm động năng là một thành phần vô cùng quan trọng để giúp biến tần ổn định khi đi kèm với những thiết bị yêu cầu tải lớn hoặc đóng ngắt liên tục. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin, cách đấu nối và vai trò của bộ hãm thắng động năng trong các máy công suất lớn.

Vai Trò Của Bộ Hãm Động Năng là Gì?

Vai trò của bộ hãm thắng động năng trong hệ thống điện.

Bộ hãm phanh động năng (braking unit) là thiết bị trung gian có nhiệm vụ kết nối giữa biến tần và điện trở và dùng để bảo vệ cho biến tần. Chúng có nhiệm vụ biến đổi năng lượng tái sinh trong quá trình giảm tốc của động cơ thành nhiệt năng.

Bộ hãm động năng là gì?

Vai trò của bộ hãm động năng là gì?

Những ứng dụng động cơ yêu cầu thời gian dừng nhanh chóng hoặc có quán tính lớn thì bắt buộc phải dùng bộ hãm động năng để đảm bảo an toàn cho biến tần. Trong quá trình điều khiển động cơ của biến tần, nếu động cơ phải giảm tốc đột ngột hoặc đóng cắt liên tục với những tải có quán tính lớn, động cơ sẽ phát sinh một dòng điện ngược, chảy ngược từ tải về DC bus, nạp vào tụ và làm cho UDC tăng lên đột ngột.

Khi UDC vượt quá ngưỡng mức cho phép, vai trò của bộ hãm thắng động năng là sẽ mở van để toàn bộ phần năng lượng UDC dư thừa phóng qua điện trở xả và tiêu diệt dưới dạng nhiệt năng, ngăn chặn biến tần báo lỗi quá áp.

Cách Đấu Nối Bộ Hãm Động Năng

Trong phần ứng dụng biến tần kết hợp với nhiều bộ hãm thắng động năng: Không phải dải công suất biến tần nào cũng có bộ hãm thắng động năng tương ứng trong quá trình sử dụng. Để quá trình sử dụng diễn ra thuận lợi, cần phải sử dụng và kết hợp nhiều bộ hãm cho động năng với nhau nhằm đáp ứng đủ yêu cầu kỹ thuật. Sơ đồ kết nối biến tần với nhiều bộ hãm động năng được miêu tả như sau:

Bộ Hãm Động Năng là Gì?

Trong phần đấu dây:

– Chiều dài dây tối đa được phép dùng đấu nối giữa bộ hãm động năng và biến tần là 10m.

– Chiều dài tối đa được pháp để đấu nối giữa bộ hãm phanh động năng và điện trở xả là 5m.

Trong phần sử dụng các Jumper cài đặt:

– Với Jumper cài đặt điện áp đầu vào: Tùy theo điện áp cài đặt mong muốn mà có thể cắm các Jumper này trên các mức điện áp khác nhau. Các điện áp này gồm 380V, 400V, 415V, 440V, 460V và 480V.

– Với Jumper Master và Jumper Slave: Tùy thuộc vào đầu nối bộ hãm phanh động năng là đầu vào hay đầu ra mà có thể cắm các Jumper là tín hiệu vào (S) hay tín hiệu ra (M).

Hãm động năng kích từ tự động

Nếu muốn hãm động năng kích từ tự động trong một động cơ đang quay, chỉ cần cắt phản ứng động cơ khỏi lưới điện một chiều và đóng vào đó một điện trở hãm, còn mạch từ vẫn được kết nối như cũ.

Bộ Hãm động năng là gì?

Hãm động năng kích từ độc lập, năng lượng được chủ yếu được tạo ra nhờ động năng của động cơ tích lũy. Do đó, công suất tiêu hao chỉ ở trên mạch kích từ.

Hãm động năng kích từ tự kích

Bộ hãm thắng động năng kích từ tự kích xuất hiện để giải quyết nhược điểm của bộ hãm động thắng năng kích từ độc lập. Nếu kích từ độc lập không thể thực hiện khi mất điện lưới do cuộn dây kích từ vẫn phải nối với nguồn, thì kích từ tự kích hoàn toàn giải quyết được điều này.

Bộ Hãm động năng là gì?

Hãm động năng kích từ tự kích xảy ra khi động cơ đang quay đột nhiên bị cắt tất cả phản ứng lẫn cuộn kích từ khỏi mạng lưới điện để đóng vào một điện trở hãm.

Hy vọng qua bài viết này các bạn đã biết về Bộ hãm động năng là gì? Đặc điểm, vai trò và cách đấu nối của bộ hãm động năng. Bài viết sưu tầm kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau, nên ko thể tránh khỏi sai sót, bạn đọc vui lòng đống góp ý kiến ở phần bình luận để chúng tôi cải biên và làm tốt hơn.

Xin cảm ơn!

>> Xem thêm tài liệu Điện – Tự Động Hóa: https://plctech.com.vn/category/tai-lieu/

>> Kiến Thức ngành Điện – Tự Động Hóa: https://plctech.com.vn/category/tin-tuc/

>> Tham khảo thêm các khóa học tại Trung Tâm:

·         Đào tạo PLC Mitsubishi         

·         Đào tạo PLC Siemens

·         Đào tạo PLC Omron

·         Đào tạo PLC LS

·         Đào tạo PLC Delta

·         Đào tạo thiết kế màn hình HMI

·         Đào tạo cài đặt biến tần

·         Lập trình điều khiển động cơ Servo

·         Truyền thông công nghiệp

·         Đào tạo thiết kế tủ điện

Mọi tư vấn về Tự động hóa, vui lòng liên hệ với:

TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP PLCTECH

Hà Nội: Số 11 Ngõ 2E Dịch Vọng – Cầu Giấy

HCM: 97 Đường Số 3 – Hiệp Bình Phước – TP. Thủ Đức

SĐT/Zalo: 0987 635 127

Website: https://plctech.com.vn/

Fanpage:https://www.facebook.com/PLCTechHN/

Tin Liên Quan