Điện Áp Dây Là Gì? Điện Áp Pha Là Gì? Định Nghĩa & Cách Đấu

Điện Áp Dây Là Gì? Điện Áp Pha Là Gì?

Điện áp hay còn gọi là hiệu điện thế, là công thực hiện được để di chuyển một hạt điện tích trong trường tĩnh điện từ điểm này đến điểm kia. Hiệu điện thế có thể đại diện cho nguồn năng lượng (lực điện), hoặc sự mất đi, sử dụng, hoặc năng lượng lưu trữ (giảm thế). Nói đơn giản hơn, điện áp là sự chênh lệch về điện thế giữa 2 điểm mà chúng ta cần đo hay so sánh.

Thông thường, tại một điểm trên dây dẫn hay thiết bị dùng điện. Người ta thường đo hiệu điện thế được tính với điểm gắn với đất (dây trung hòa) có điện thế = 0V.

Ký hiệu của điện áp hay hiệu điện thế là V hoặc U. Đơn vị tính là V (Voltage – vôn)

Nếu theo khái niệm về điện áp là gì ở trên, kết hợp với ký hiệu vật lý này ta sẽ có thể đơn giản về định nghĩa ở trên dễ hơn như sau:

Ta có 2 điểm A và B để đo công thực hiện hay sự chênh lệch điện thế ở 2 điểm đó. Ta sẽ có: V(AB) = V(A) – V(B) 

Còn khi chúng ta chỉ tính tại 1 điểm thì V = U = I.R.

Giải thích ký hiệu:

I: là cường độ dòng điện (Đơn vị tính là A – Ampe)

R: là điện trở hay phần cản điện ( đơn vị tính là ôm)

Điện Áp Dây Là Gì? Điện Áp Pha Là Gì?

Chúng ta cần phân biệt rất rõ hai khái niệm này trước khi bắt tay vào học cũng như làm về Điện, nó ảnh hưởng trực tiếp tới các tính toán cũng như nguồn cấp của hệ thống

Ta xem xét ví dụ cụ thể về Điện Áp Dây và Điện Áp Pha ở hình ảnh dưới đây.

Ta có hệ thống điện mắc Y (sao) 3 Pha 4 Dây (R – Pha A, S – Pha B, T – Pha C, Dây Trung Tính – N) 220/380VAC.

Điện Áp Dây Là Gì? Điện Áp Pha Là Gì?

                                       Điện Áp Dây Là Gì? Điện Áp Pha Là Gì?

Điện Áp Dây là Gì?

Điện áp dây (V dây, V line): là điện áp giữa dây Pha A và Pha B hoặc điện áp giữa dây Pha A và Pha C hoặc điện áp giữa dây Pha B và Pha C.
 – Khi ta đo Pha A và Pha B thì sẽ cho kết quả: U dây 380VAC
 – Khi ta đo Pha A và Pha B thì sẽ cho kết quả: U dây 380VAC
 – Khi ta đo Pha A và Pha B thì sẽ cho kết quả: U dây 380VAC

Điện Áp Pha Là Gì?

Điện áp pha (V pha): là điện áp giữa dây Pha A và dây trung tính (N) hoặc điện áp giữa dây Pha B và dây trung tính (N) hoặc điện áp giữa dây Pha C và dây trung tính (N)
– Khi ta đo Pha A và Dây Trung Tính thì sẽ cho kết quả: U Pha 220VAC
– Khi ta đo Pha B và Dây Trung Tính thì sẽ cho kết quả: U Pha 220VAC
– Khi ta đo Pha C và Dây Trung Tính thì sẽ cho kết quả: U Pha 220VAC

Như vậy sau khi đã hiểu rõ Điện Áp Dây Là Gì? Điện Áp Pha Là Gì? chúng ta sẽ triển khai được một sơ đồ đấu nối, cũng như khai thác nguồn điện một cách chính xác nhất.

>> Xem thêm tài liệu Điện – Tự Động Hóa: https://plctech.com.vn/category/tai-lieu/

>> Kiến Thức ngành Điện – Tự Động Hóa: https://plctech.com.vn/category/tin-tuc/

>> Tham khảo thêm các khóa học tại Trung Tâm:

·         Đào tạo PLC Mitsubishi         

·         Đào tạo PLC Siemens

·         Đào tạo PLC Omron

·         Đào tạo PLC LS

·         Đào tạo PLC Delta

·         Đào tạo thiết kế màn hình HMI

·         Đào tạo cài đặt biến tần

·         Lập trình điều khiển động cơ Servo

·         Truyền thông công nghiệp

·         Đào tạo thiết kế tủ điện

Mọi tư vấn về Tự động hóa, vui lòng liên hệ với:

TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP PLCTECH

Hà Nội: Số 11 Ngõ 2E Dịch Vọng – Cầu Giấy

HCM: 97 Đường Số 3 – Hiệp Bình Phước – TP. Thủ Đức

SĐT/Zalo: 0987 635 127

Website: https://plctech.com.vn/

Fanpage:https://www.facebook.com/PLCTechHN/

Tin Liên Quan