Phân Biệt Động Cơ Servo và Động Cơ Step: Khác Biệt Cần Lưu Ý

Động Cơ Servo và Động Cơ Step: Giống và Khác Nhau Như Thế Nào?

Động Cơ Servo và Động Cơ Step được sử dụng rất nhiều trong máy Công nghiệp. Cùng tìm hiểu về cấu tạo, sự khác nhau và ứng dụng của từng loại động cơ trên qua bài viết dưới đây.

1. Những Khác Biệt Cơ bản Giữa Động Cơ Servo và Động Cơ Step

– Động cơ STEP thường sử dụng động cơ không tiếp xúc trượt, có từ 50 -100 điểm cực. Còn động cơ servo điển hình chỉ có từ 4-12 điểm cực.

– Động cơ STEP không cần mã hóa. Vì chúng có thể di chuyển chính xác tới các vị trí của gần 100 điểm cực từ trong động cơ.
– Nhưng động cơ SERVO thì khác. Tuy chỉ có 4-12 điểm cực, nhưng chúng cần phải được mã hóa để xác định chính xác vị trí các điểm cực.

– Động cơ STEP hiểu đơn giản là di chuyển từng bước. Điều khiển các bước bằng cách cấp xung điện vào các cuộn dây  Tùy theo cấu tạo mà động cơ bước có góc quay 1 xung khác nhau.

– Động cơ servo vận hành bằng việc đọc các dữ liệu từ các tín hiệu khác nhau của các bộ mã hóa động cơ. Và vị trí được điều khiển. Nó cũng điều chỉnh dòng điện sơ cấp đến vị trí được yêu cầu.

– Càng ở chế độ nhiều xung thì động cơ STEP quay càng mịn ( không bị giật giật ( bước )). Các động cơ bước không có chổi than, roto được làm từ các cặp cực nam châm vĩnh cửu nên về lý thuyết rất bền theo thời gian khi hoạt động đúng thông số.

– Động cơ servo là loại động cơ bình thường (động cơ DC có chổi than ) , động cơ AC ( 1 pha , 3 pha …v.v ) có gắn thêm encoder . Động cơ DC + encoder = Servo DC , động cơ AC + encoder = Servo AC .

>> Tham khảo thêm Tài Liệu PLC tại đây:  https://plctech.com.vn/category/tai-lieu/

Động cơ STEP và động cơ SERVO

2. Ưu Nhược Điểm Giữa Động Cơ Servo và Động Cơ Step

– Động cơ Servo nhờ sự phản hồi của encoder, điều khiển vòng kín có điều kiện nên có độ chính xác cao hơn.

– Do sử dụng bằng cách đếm xung để điều khiển vị trí. Nên động cơ Servo gặp trường hợp bị trượt lực ( moto bị trượt ) sẽ vẫn có kết quả chính xác ở vị trí cần thiết.

>> Khác hoàn toàn với motor bước. Motor bước khi bị trượt lực sẽ cho vị trí không chính xác (do bị mất bước).

*** Đ??̂̀? ????̂̉?, ??̛̉ ??́ ????? ??̃ ???́ ???̆? ??̛? ??̂́? ????̂̀? ?? ??̛́? ???? ???????.

– Các driver servo đòi hỏi công suất cao hơn, có mô men yếu hơn, servo DC thì kém bền do phải sử dụng chổi than phải bảo dưỡng định kỳ .

– Stepper bền theo thời gian, không có chổi than, kích thước nhỏ gọn nhưng lại có mô men lực lớn nên ít phải bảo dưỡng hay hỏng hóc.

3. Điểm Đáng Chú Ý Giữa Động Cơ Servo và Động Cơ Step

Hiện nay. có khá nhiều Động cơ bước (STEP) gắn thêm Encoder đằng sau… để tận dụng, phát huy tối đa ưu điểm của Stepper và điều khiển vòng kín kiểu Servo.

? Để lập trình với stepper: thì từ số bước (mỗi bước tương ứng với 1 góc quay) ta suy ra được vị trí.

? Với servo: Ta cần đến vị trí nào đó ta dựa vào số xung Encoder … cho Motor chạy và đếm Encoder … khi nào mà ta đếm được đủ số xung từ Encoder thì ta dừng Motor lại … đó là vị trí ta cần đến.

>> Tham khảo thêm các khóa học tại Trung Tâm:

·         Đào tạo PLC Mitsubishi

·         Đào tạo PLC Siemens

·         Đào tạo PLC Omron

·         Đào tạo PLC LS

·         Đào tạo PLC Delta

·         Đào tạo thiết kế màn hình HMI·         

          Đào tạo  cài đặt biến tần

·         Lập trình điều khiển động cơ Servo

·         Truyền thông công nghiệp

·         Đào tạo thiết kế tủ điện

TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP PLCTECH

Hà Nội: Số 11 Ngõ 2E Dịch Vọng – Cầu Giấy

HCM: 97 Đường Số 3 – Hiệp Bình Phước – TP. Thủ Đức

SĐT/Zalo: 0984 957 127

Website: https://plctech.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/PLCTechHN/

Tin Liên Quan