4 Bước Học Lập Trình PLC Cho Người Mới Bắt Đầu
Với sự phát triển ngày càng mạnh của công nghiệp hóa – hiện đại hóa, thời đại 4.0 yêu cầu chúng ta cần hiểu biết nhiều hơn nữa về PLC vì ứng dụng vô cùng rộng rãi của nó .
Học lập trình PLC không chỉ là môn học dành cho khối ngành tự động, điện, hoặc có liên quan. Hiểu biết về loại thiết bị này vượt ra ngoài ranh giới ngành nghề đó.
Học viên lớp Lập trình PLC tại PLCTECH
Học Lập trình PLC cho người mới bắt đầu gồm các bước thế nào là vấn đề của không ít người, kể cả các bạn sinh viên chuyên ngành.
Việc học lập trình PLC sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội việc làm và mức thu nhập cao hơn.
Học Lập Trình PLC Cho Người Mới Bắt Đầu từ đâu?
Chúng ta hãy bắt đầu việc Học Lập Trình PLC Cho Người Mới Bắt Đầu bằng việc thực hiện 4 bước cơ bản sau.
Bước 1: Chuẩn bị các kiến thức liên quan
– Hệ thống điện, các đơn vị đo lường như dòng điện, điện áp, công suất…Các công thức toán học liên quan như tính công suất, dòng điện…
– Thiết bị điện công nghiệp: Thiết bị điều khiển đang có hiện nay như Aptomat, Relay, Contactor, Timer, Counter, Encoder, Sensor, Switch, Động cơ, Biến tần…Nguyên lý hoạt động, cấu tạo và thực hiện đấu nối cơ bản các bài toán thực tiễn đơn giản.
-Cố gắng quan sát càng nhiều cơ cấu tự động càng tốt.
Lớp học Lập trình PLC cho người mới bắt đầu
Học viên lớp Lập trình PLC cho người mới bắt đầu
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ học tập thực tế
– PLC: Tùy chọn sao cho phù hợp với công việc hiện tại hoặc các hướng khác trong tương lai. Các hãng lựa chọn như: Mitsubishi, Siemens, Omron, Delta, LS, Kyence…Và các Module mở rộng nếu có thể.
– HMI: Nên chọn các loại phổ thông, Soft dễ dàng cài đặt và có giao thức ngôn ngữ tiếng anh như Proface, Delta, Omron, Mitsubishi…
– Biến tần, động cơ 3 pha
– Servo, Step, Driver.
– Thiết bị khác: Sensor, Switch, Đèn báo, Contactor, Relay, nguồn điện 24VDC
Học viên trong một buổi thực hành
Bước 3: Làm việc với PLC
– Hiểu được đấu nối Input, Output cho PLC.
– Các Devices của PLC như Input, Output, Relay, Timer, Counter…
– Các ký hiệu NO, NC, Coil…Ý nghĩa của chún
– Tìm hiểu về các kiểu dữ liệu liên quan như: Bit, Byte, Word, Double Word, Số thực, số BCD…
– Thao tác với phần mềm liên quan đến lập trình
– Tìm hiểu các câu lệnh, cách viết của các lệnh đơn giản trước như Timer, Counter, Relay để xuất ra Output
– Giả lập các bài toán đơn giản để thực hành với PLC
– Các lệnh đơn giản như so sánh, chuyển đổi dữ liệu, so sánh dữ liệu, các phép toán cộng, trừ, nhân, chia số liệu…
– Nâng cao kỹ năng lập trình bằng các lệnh nâng cao hơn.
– Xử lý các tín hiệu số, tương tự, điều khiển biến tần.
– Điều khiển động cơ Step, Servo.
– Truyền thông công nghiệp.
Bước 4: Thiết kế giao diện HMI
– Quan sát thật nhiều các giao diện và nghiên cứu các thành phần của 1 giao diện HMI đã có sẵn.
– Thực hành trên phần mềm thiết kế giao diện của HMI đang có sẵn. Khai báo để tạo một Project mới kết nối với PLC có sẵn.
– Tạo nhiều trang trong thiết kế
– Thiết kế giao diện Nút bấm, Đèn hiển thị, Text, SW chuyển trang…
– Các thành phần về Desig như bảng, line…
– Thiết kế giao diện nhập, hiển thị dữ liệu.
– Thiết kế giao diện báo lỗi, cảnh báo.
– Thiết kế các thành phần động
– Kết nối với PLC điều khiển 1 bài toán thực tế.
Thực hành thiết kế giao diện HMI
| Lời kết:
Trên đây là các bước học lập trình PLC cho người mới bắt đầu, đặc biệt là các bạn sinh viên ngành Điện – Tự động hóa. Để phát triển thêm và ngày càng nâng cao tay nghề, cần phải luôn tìm tòi các bài toán tự động để từ đó xem có thể áp dụng PLC, HMI vào điều khiển hay không. Áp dụng được thì thuật toán lập trình như thế nào? Từ đó sẽ ngày một nâng cao khả năng lập trình, giải quyết các bài toán tự động.
Trung Tâm Tự Động Hóa Công Nghiệp PLCTECH có các khóa học Lập trình PLC từ cơ bản tới nâng cao cho các bạn muốn nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho công việc. Mời bạn tham khảo khóa học dành cho người mới:
Khóa Thiết kế và Lắp đặt Tủ điện Công Nghiệp
Vui lòng click vào tên từng khóa học để xem thông tin chi tiết.
Mọi tư vấn về Tự động hóa, vui lòng liên hệ:
TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP PLCTECH
Hà Nội: Số 11 Ngõ 2E Dịch Vọng – Cầu Giấy
HCM: 97 Đường Số 3 – Hiệp Bình Phước – TP. Thủ Đức
SĐT/Zalo: 0987 635 127
Website: https://plctech.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/PLCTechHN/