MẠCH ĐIỀU KHIỂN 2 BƠM CHẠY LUÂN PHIÊN 2 CHẾ ĐỘ MAN/AUTO
Tại sao cần mạch điều khiển 2 bơm luân phiên
Trong thực tế, nhiều ứng dụng yêu cầu động cơ hoạt động liên tục, như bơm nước sinh hoạt hay nước trong bồn chứa. Tuy nhiên, nếu chỉ có một động cơ hoạt động lâu dài, tuổi thọ của nó sẽ giảm. Vì vậy, mạch điều khiển chạy luân phiên cho nhiều bơm là giải pháp hiệu quả để giảm tải cho từng động cơ.
Trong bài viết này, Tự Động Hóa PLCTECH sẽ giới thiệu đến bạn mạch điều khiển 2 bơm chạy luân phiên với 2 chế độ MAN và AUTO.
+ Chế độ MAN (bằng tay): Điều khiển độc lập các động cơ qua các nút nhấn ON/OFF.
+ Chế độ AUTO (tự động): Các động cơ tự động chạy luân phiên theo thời gian đã cài đặt trước.
Mạch Điều Khiển 2 Bơm Chạy Luân Phiên
Sơ đồ mạch điều khiển 2 máy bơm chạy luân phiên
Nguyên lý hoạt động mạch điều khiển 2 bơm chạy luân phiên
Mạch điều khiển đảm bảo động cơ 1 chạy trong một thời gian nhất định, sau đó chuyển sang động cơ 2. Mạch sẽ luân phiên giữa hai động cơ để đảm bảo hoạt động liên tục mà không làm giảm tuổi thọ của động cơ nào.
Công tắc MODE 2 vị trí giúp chọn chế độ điều khiển MAN hoặc AUTO.
a. Chế độ MAN
+ Khi bật công tắc MODE, relay RL tác động và tiếp điểm thường đóng RL mở ra, khiến Timer T1 và T2 không được cấp điện.
+ Khi nhấn nút ON1, contactor K1 kích hoạt động cơ 1 và tiếp điểm thường hở K1 tự giữ nút ON1. Các Timer không hoạt động, vì vậy động cơ sẽ chạy độc lập.
+ Khi nhấn ON2, contactor K2 sẽ cấp điện cho động cơ 2 quay.
+ Nhấn OFF1 để dừng động cơ 1, nhấn OFF2 để dừng động cơ 2.
b. Chế độ AUTO
+ Khi công tắc MODE ở chế độ hở, relay RL không được cấp điện, khiến tiếp điểm thường đóng RL không thay đổi trạng thái.
+ Nhấn ON để cấp điện cho Timer, mạch sẽ chuyển sang chế độ AUTO.
+ Nhấn nút ON1, contactor K1 cấp điện cho động cơ 1 quay và Timer 1 bắt đầu đếm thời gian.
+ Khi Timer 1 đếm đủ thời gian cài đặt, tiếp điểm thường đóng T1 mở ra, contactor K1 ngừng cấp điện, làm động cơ 1 dừng. Đồng thời, tiếp điểm thường hở T1 đóng lại, cấp nguồn cho contactor K2 và Timer 2, khiến động cơ 2 hoạt động.
+ Tương tự, khi Timer 2 đếm đủ thời gian, động cơ 2 dừng, và động cơ 1 tiếp tục quay.
Như vậy, mạch điều khiển 2 bơm chạy luân phiên giúp đảm bảo sự vận hành liên tục của hệ thống bơm mà không gây hại cho động cơ, nhờ việc phân bổ thời gian hoạt động đều giữa các bơm.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm và nắm rõ cách thiết kế, lập trình các mạch điều khiển như trên, hãy tham gia các khóa học Tủ Điện và Lập Trình PLC tại PLCTECH để phát triển kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực tự động hóa, bao gồm:
Địa chỉ đào tạo
Hà Nội: Số 11 Ngõ 2E Dịch Vọng – Cầu Giấy Xem bản đồ
HCM: 97 Đường Số 3 – Hiệp Bình Phước – TP. Thủ Đức Xem bản đồ
Liên hệ
Điện thoại / Zalo: 0987 635 127 (Hỗ trợ 24/7)
Website: https://plctech.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/PLCTechHN