MCB Là Gì? Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt Động Và Ứng Dụng Của MCB

MCB Là Gì? Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt Động Và Ứng Dụng 

1/ MCB là gì?

MCB (Miniature Circuit Breaker) là cầu dao tự động dạng tép (còn gọi là CB tép), một thiết bị ngắt mạch thu nhỏ được sử dụng phổ biến trong hệ thống điện.

Nhiệm vụ chính: Bảo vệ hệ thống dòng điện và các thiết bị điện khỏi sự cố quá tải hoặc ngắn mạch. MCB là giải pháp thay thế an toàn và hiệu quả cho bộ chuyển mạch cầu chì truyền thống.

Vậy MCB là gì? Hiểu đơn giản, MCB hoạt động như một công tắc tự động, mở mạch khi dòng điện vượt quá ngưỡng cài đặt và đóng lại khi dòng điện trở lại bình thường, không cần thao tác thủ công.

MCB là lựa chọn không thể thiếu trong các hệ thống điện dân dụng, công nghiệp nhỏ và các mạch điều khiển tự động.

MCB là gì ?
MCB là gì?

2/ Cấu tạo của MCB

Hiểu rõ cấu tạo của MCB sẽ giúp bạn chọn và sử dụng thiết bị này một cách hiệu quả. Một MCB được thiết kế để chịu được điều kiện vận hành khắc nghiệt và đảm bảo an toàn tối đa cho hệ thống điện.

Các thành phần chính bao gồm:

1. Vỏ Bọc

+ Làm từ nhựa ABS cách điện, có khả năng cách nhiệt và chống cháy đạt chuẩn IEC947.

+ Đặc điểm nổi bật: Chống va đập tốt, bảo vệ các thành phần bên trong khỏi hư hại cơ học hoặc tác động từ môi trường bên ngoài.

 

2. Tiếp Điểm

+ Loại 2 cấp: Gồm tiếp điểm chính và hồ quang.

+ Loại 3 cấp: Gồm tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ và hồ quang.

+ Nguyên lý hoạt động:

♦ Khi đóng mạch, tiếp điểm hồ quang đóng trước để giảm nhiệt và tia lửa điện, sau đó là tiếp điểm phụ và chính.

♦Khi ngắt mạch, trình tự mở ngược lại, đảm bảo an toàn cho hệ thống.

 

3. Hộp Dập Hồ Quang

+ Kiểu nửa kín: Được sử dụng trong các MCB điện áp thấp, có lỗ thoát khí.

+ Kiểu hở: Phù hợp với điện áp cao trên 50kV hoặc dòng điện lớn hơn 1000V.

 

4. Cơ cấu truyền động 

+ Điều khiển bằng tay: Dùng trong các MCB dòng điện nhỏ, dễ thao tác và bảo trì.

+ Điều khiển bằng cơ điện: Được sử dụng trong các MCB dòng điện lớn, yêu cầu tự động hóa cao.

 

5. Móc Bảo Vệ

+ Kiểu điện từ: Phát hiện và ngắt mạch ngay lập tức khi có sự cố ngắn mạch.

+ Kiểu rơle nhiệt: Ngắt mạch khi dòng điện vượt định mức trong thời gian dài.

 

MCB là gì?
Cấu tạo của MCB

Nguyên lý hoạt động của MCB

MCB hoạt động dựa trên hai nguyên lý chính:

+ Nguyên lý dòng điện cực đại: Bảo vệ hệ thống khỏi quá tải hoặc ngắn mạch.

+ Nguyên lý điện áp thấp: Ngắt mạch khi điện áp giảm xuống dưới mức an toàn.

Nguyên lý CB dòng điện cực đại: 

+ Khi đóng điện thì dòng điện cực đại sẽ ở trạng thái bình thường, CB giữ ở trạng thái đóng tiếp điểm khi mốc (2) khớp nối với mốc (3) vào một cụm tiếp điểm cộng.

+ Bật CB ở trạng thái ON, với dòng điện định mức nam châm điện (5) và phần ứng (4) không hút nhau.

+ Khi mạch điện bị quá tải hay ngắn mạch, lực hút điện từ ở nam châm điện (5) lớn hơn lực lò xo (6) làm cho nam châm điện (5) hút phần ứng (4) xuống và làm bật nhả mốc (3). Mốc (5) sẽ được thả tự do, lò xo (1) được thả lỏng, kết quả các tiếp điểm của CB được mở và mạch điện bị ngắt.

MCB là gì
Nguyên lý hoạt động CB dòng điện cực đại

Nguyên lý CB điện áp thấp: 

+ Bật CB ở trạng thái ON, điện áp định mức của nam châm điện (11) và phần ứng (10) sẽ hút lại với nhau.

+ Khi áp suất thấp quá mức, nam châm điện (11) sẽ nhả phần ứng (10) ra, lò xo (9) kéo mốc (8) bật lên, mốc (7) được thả lỏng tự do, lò xo (1) được thả lỏng. Kết quả các tiếp điểm của CB được mở và mạch điện bị ngắt.

MCB là gì

Nguyên lý hoạt động CB điện áp thấp

 

Lưu ý khi chọn lựa MCB

Chọn đúng MCB là bước quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả của hệ thống điện.

Chọn theo dòng điện định mức:

+ Nếu chọn MCB có dòng nhỏ hơn tải: Sẽ gây ra hiện tượng ngắt mạch không mong muốn, ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động.

+ Nếu chọn MCB có dòng lớn hơn tải: Hệ thống không được bảo vệ tốt, dễ xảy ra cháy nổ khi quá tải.

Hiểu sự khác biệt giữa MCB và MCCB:

+ MCB: Phù hợp với hệ thống điện dân dụng và dòng nhỏ.

+ MCCB: Được thiết kế cho dòng điện lớn hơn, phù hợp với công nghiệp.

Chọn theo môi trường lắp đặt:

+ Dòng MCB chống nước: Dùng cho môi trường ẩm ướt hoặc ngoài trời.

+ MCB thông thường: Lắp đặt trong tủ điện khô ráo.


 

Bạn muốn nắm vững kiến thức về lập trình PLC để làm chủ hệ thống tự động hóa và ứng dụng thực tế trong công việc. Hãy tham khảo ngay các khóa học tại Tự Động Hóa PLCTECH để nâng cao kiến thức cơ bản và nâng cao về lập trình PLC:

♦ Đào tạo PLC Mitsubishi·    

♦ Đào tạo PLC Siemens 

♦ Đào tạo thiết kế tủ điện

Địa chỉ đào tạo

Hà Nội: Số 11 Ngõ 2E Dịch Vọng – Cầu Giấy Xem bản đồ

HCM: 97 Đường Số 3 – Hiệp Bình Phước – TP. Thủ Đức Xem bản đồ

Liên hệ

Điện thoại / Zalo: 0987 635 127 (Hỗ trợ 24/7)

Website: https://plctech.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/PLCTechHN

Tin Liên Quan