Ngôn Ngữ Lập Trình PLC Là Gì? Định Nghĩa, Phân Loại [LAD][FBD][STL]

Ngôn Ngữ Lập Trình PLC Là Gì? 

Khái Niệm: Ngôn Ngữ Lập Trình PLC Là Gì? 

Ngôn ngữ lập trình PLC là thuật ngữ dùng để nói đến việc con người sử dụng những ngôn ngữ mà PLC hiểu được để giao tiếp với nó, điều khiển nó hoạt động theo ý đồ mà người lập trình đề ra nhằm đáp ứng những yêu cầu trong thực tiễn. 

Các PLC trước kia được lập trình bằng kỹ thuật sử dụng các sơ đồ nối dây relay. Do đó không cần phải hướng dẫn nhiều cho các thợ điện, kỹ thuật viên, kỹ sư cách lập trình trên máy tính, nên đây cũng là kỹ thuật lập trình thông dụng cho PLC ngày nay.

Có 3 loại ngôn ngữ lập trình PLC được sử dụng nhiều nhất hiện nay là:

 – Ngôn ngữ lập trình LAD (Ladder logic)
 – Ngôn ngữ lập trình FBD (Function Block Diagram)
 – Ngôn ngữ lập trình STL (Statement List)

Cùng tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm từng loại ở phần nội dung dưới đây.

3 ngôn ngữ lập trình PLC phổ biến: Đặc điểm cần lưu ý khi lựa chọn.

1. Ngôn ngữ lập trình LAD (Ladder logic)

Ngôn ngữ LAD cho phép bạn viết chương trình tương tự như mạch tương đương của sơ đồ nối dây mạch điện.
Chương trình LAD cho phép CPU mô phỏng di chuyển của dòng điện từ nguồn, qua một loạt các điều kiện ngõ vào để tác động đến ngõ ra.

Các lệnh khác nhau được biểu diễn bằng các ký hiệu đồ họa, gồm có các dạng cơ bản:
– Tiếp điểm: Biểu diễn các điều kiện logic ngõ vào, như các công tắc, nút nhấn, trạng thái của cảm biến… gồm (tiếp điểm thường đóng và thường hở)
– Cuộn dây (coil): biểu diễn cho kết quả logic ngõ ra, như đèn, động cơ, cuộn dây của relay, …
– Hộp (box): Biểu tượng cho các hàm khác nhau, nó hoạt động khi có dòng điện chạy đến hộp. Ví dụ ở hình trên, hộp

– (Mov_B) chỉ hoạt động khi tiếp điểm I2.1 thông ( tức là có dòng điện chạy qua tiếp điểm I2.1 cấp cho hộp box Mov_B. 

– Các dạng hàm thường được biểu diễn bằng hộp box gồm các bộ đếm thời gian (Timer), bộ đếm (Counter) và các hàm toán học.. Cuộn dây và các hàm phải mắc đúng chiều toán học.

Ngôn ngữ lập trình PLC là gì?                                       Hình ảnh: Ngôn ngữ lập trình LAD dùng cho PLC S7-200

Những lưu ý khi sử dụng ngôn ngữ lập trình LAD:
– Ngôn ngữ lập trình PLC: LAD thích hợp cho người mới bắt đầu lập trình.
– Biểu diễn đồ họa dễ hiểu và thông dụng hơn.
– Luôn chuyển được từ dạng LAD sang STL.

2. Ngôn ngữ lập trình FBD (Function Block Diagram)

– Giống như ngôn ngữ LAD, ngôn ngữ FBD cũng là một ngôn ngữ lập trình kiểu đồ họa. Sự hiển thị của mạch logic được dựa trên các biểu tượng logic đồ họa sử dụng trong đại số Boolean.

– Các hàm toán học và các hàm phức khác có thể được thể hiện một cách trực tiếp trong sự kết hợp với các hộp logic. Để tạo ra logic cho các vận hành phức tạp, ta chèn các nhánh song song giữa các hộp.

 Hiểu thêm về EN và ENO
– Cả ngôn ngữ LAD và FBD đều sử dụng “dòng tín hiệu” (EN và ENO) đối với một vài lệnh “hộp”.
– Các lệnh cố định (như lệnh toán học và lệnh di chuyển) hiển thị các thông số cho EN và ENO.
– Các thông số này liên quan đến dòng tín hiệu và xác định khi nào lệnh được thực thi trong suốt lần quét đó.

Ngôn ngữ lập trình PLC là gì?

Ngôn ngữ lập trình PLC là gì? Ngôn ngữ lập trình FBD (Function Block Diagram)

3. Ngôn ngữ lập trình STL (Statement List)

Ngôn ngữ PLC STL cho phép ta viết chương trình điều khiển bằng các lệnh gợi nhớ. Soạn thảo bằng STL phù hợp cho người có kinh nghiệm lập trình cơ bản và đã quen với PLC cũng như cách lập trình logic.
Soạn thảo bằng ngôn ngữ STL cũng cho phép ta tạo ra các chương trình mà các ngôn ngữ LAD và FBD không thực hiện được. Vì STL là cách lập trình theo ngôn ngữ tự nhiên của CPU, trong khi các phương pháp khác là lập trình đồ họa.

Ví dụ viết chương trình theo ngôn ngữ STL như hình dưới đây:

Ngôn ngữ lập trình PLC là gì?

Ngôn ngữ lập trình PLC là gì? Ngôn ngữ lập trình STL (Statement List)

Chương trình này tương tự như lập trình bằng ngôn ngữ Assembler. CPU thực hiện chương trình bằng cách chạy các lệnh từ trên xuống dưới, rồi lặp lại.

Những lưu ý khi lựa chọn ngôn ngữ lập trình STL:
– Ngôn ngữ lập trình PLC STL thích hợp cho những người lập trình kinh nghiệm
– STL cho phép ta giải quyết các điều khiển phức tạp mà LAD và FBD không thực hiện được
– STL chỉ thực hiện với tập lệnh SIMATIC
– Có thể chuyển từ chương trình STL sang LAD và FBD nhưng ngược lại thì sẽ bị giới hạn.

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã hiểu Ngôn Ngữ Lập Trình PLC là gì? Cũng như biết được những lưu ý quan trọng của từng loại để lựa chọn phù hợp với yêu cầu công việc của mình.

>> Xem thêm tài liệu Điện – Tự Động Hóa: https://plctech.com.vn/category/tai-lieu/

>> Kiến Thức ngành Điện – Tự Động Hóa: https://plctech.com.vn/category/tin-tuc/

>> Tham khảo thêm các khóa học tại Trung Tâm:

·         Đào tạo PLC Mitsubishi         

·         Đào tạo PLC Siemens

·         Đào tạo PLC Omron

·         Đào tạo PLC LS

·         Đào tạo PLC Delta

·         Đào tạo thiết kế màn hình HMI

·         Đào tạo cài đặt biến tần

·         Lập trình điều khiển động cơ Servo

·         Truyền thông công nghiệp

·         Đào tạo thiết kế tủ điện

Mọi tư vấn về Tự động hóa, vui lòng liên hệ với:

TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP PLCTECH

Hà Nội: Số 11 Ngõ 2E Dịch Vọng – Cầu Giấy

HCM: 97 Đường Số 3 – Hiệp Bình Phước – TP. Thủ Đức

SĐT/Zalo: 0987 635 127

Website: https://plctech.com.vn/

Fanpage:https://www.facebook.com/PLCTechHN/

Tin Liên Quan