[Tài Liệu] Thực Hành Tự Động Điều Khiển PLC

THỰC HÀNH TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN PLC

PLC là gì?

Thực Hành Tự Động Điều Khiển PLC

PLC là gì?

PLC là viết tắt của cụm từ Program Logic Controller (Tạm dịch: thiết bị điều khiển logic có khả năng lập trình được). PLC ra đời để thay thế những hệ thống điều khiển cũ sử dụng nhiều Relay (rơ-le), tiếp điểm, nút nhấn để thực hiện nhiệm vụ. Trong khi đó PLC sử dụng các tiếp điểm ảo, giúp người thiết kế có thể dễ dàng thay đổi, lập trình và hiệu chỉnh cho nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại PLC với cách thức viết và nạp chương trình khác nhau. Chính vì vậy, chỉ cần đáp ứng theo đúng tiêu chí của từ viết tắt PLC thì đều có thể được gọi là PLC.

| Bài viết liên quan: Tài Liệu PLC Siemens S7-1200 Tiếng Việt 

Cấu tạo của PLC

PLC thường được cấu tạo bởi 3 thành phần chính.

+ Đầu tiên là phần nguồn thường là 220v hoặc 24v (có một số loại PLC ít phổ biến có thể sử dụng nguồn 5v hoặc 3.7v).

+ Tiếp theo là CPU, mỗi loại PLC tùy theo ứng dụng thì sẽ có tốc độ xử lý cũng như bộ nhớ lưu trữ chương trình, khả năng mở rộng khác nhau.

+ Cuối cùng là khối ngoại vi bao gồm: In/Out, truyền thông, module phát xung, Analog.

Thực Hành Tự Động Điều Khiển PLC

Cấu tạo của PLC

Tùy theo ứng dụng và giá thành mà PLC cũng được thiết kế theo rất nhiều hình dạng khác nhau. Nhưng chủ yếu có 2 hình dạng chính là dạng nguyên khối và dạng module. Đối với một số yêu cầu nhỏ gọn thì có một số loại PLC  dạng slim (mỏng). Còn đối với loại thường sẽ là dạng khối gắn thanh ray để bắt lên tấm lắp thiết bị của tủ điện.

| Tham khảo thêm: Tài Liệu Lập Trình PLC Mitsubishi

Tài liệu Thực Hành Tự Động Điều Khiển PLC

Tài liệu Thực hành tự động điều khiển PLC bao gồm 11 phần chính:
1/ Kiến thức chung về PLC & Quy trình khảo sát bài thực hành PLC
2/ Sử dụng phần mềm STEP 7 – Micro Win – V4.0
3/ Ứng dụng điều khiển động cơ điện DC/AC
4/ Ứng dụng điều khiển đèn giao thông
5/ Ứng dụng điều khiển mô hình khí nén
6/ Ứng dụng điều khiển mô hình băng chuyền
7/ Ứng dụng điều khiển mô hình thang máy
8/ Động cơ bước và bộ phát xung tốc độ cao
9/ Encoders và Bộ đếm tốc độ cao
10/ Ngõ vào ra tương tự và xử lý tín hiệu tương tự
11/ LOGO 12/24 RC

| Nhiều người xem: Khóa Đào tạo Lập trình PLC S7-1200 (Từ Cơ Bản Tới Nâng Cao)

Thực Hành Tự Động Điều Khiển PLC

Mục lục Tài liệu Thực hành Tự động Điều khiển PLC 

 

Link download Tài liệu Thực Hành Tự Động Điều Khiển PLC

https://drive.google.com/file/d/1iETjujVA7twnBe1dc3YWDhX0U_Jjxds5/view

 

Hy vọng, tài liệu mà PLCTECH chia sẻ trên đây, sẽ giúp các bạn: Vẽ được sơ đồ mạch máy cơ bản; Nhận biết CPU của PLC S7-200; Biết cấu tạo của Bộ thực hành PLC S7-200; Biết nối dây các thiết bị bàn thực hành; Cài đặt được thông số cho cáp lập trình; Hiểu rõ về thiết bị PLC S7-200.

Chúc các bạn thành công!

| Lời kết:

Trên đây PLCTECH đã chia sẻ một tài liệu hay về PLC Siemens  dành cho người mới bắt đầu.

Để hiểu rõ hơn về dòng PLC Siemens cũng như Lập trình PLC Siemens để ứng dụng vào công việc, chúng tôi có các khóa học từ cơ bản tới nâng cao dành cho các bạn muốn làm chủ các kỹ năng này.

Nội dung khóa học gồm 5 phần nội dung chính:

1. Đấu nối, phần mềm, tập lệnh, lập trình PLC

2. WinCC, HMI, SCADA

3. Lập trình xử lý tín hiệu Analog

4. Đấu nối, cài đặt và điều khiển Inverter

5. Lập trình điều khiển Step Motor

Lớp học có đầy đủ trang thiết bị với thời lượng thực hành tới 80%. Học viên có cơ hội thực hành đấu nối, lập trình PLC như khi làm việc trong một nhà máy hay một dây chuyền thực tế.

Nội dung chi tiết khóa học, mời các bạn click xem ngay tại đây.

 

TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP PLCTECH

Hà Nội: Số 11 Ngõ 2E Dịch Vọng – Cầu Giấy

HCM: 97 Đường Số 3 – Hiệp Bình Phước – TP. Thủ Đức

SĐT/Zalo: 0984 957 127

Website: https://plctech.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/PLCTechHN/

Tin Liên Quan