Vùng Nhớ Trong PLC S7 1200 : Word Memory, Load Memory, Retentive

3 Vùng nhớ trong PLC S7 1200

PLC có những bộ nhớ nào? Ý nghĩa của nó? Dung lượng các bộ nhớ là bao nhiêu? Có mở rộng được không ?

– PLC có 3 loại vùng nhớ đó là Work memory, Load memory và Retentive.

– Ý nghĩa: PLC sử dụng vùng nhớ để lưu trữ chương trình người dùng (User program), dữ liệu (data), và cấu hình (configuration).

– Dung lượng: Các bạn xem trong bảng bên dưới

Nội dung bài viết gồm 2 phần:

– Các loại vùng nhớ trong PLC S7-1200

– Kích thước các vùng nhớ trong PLC S7-1200

Các loại vùng nhớ trong PLC S7-1200

1. Vùng nhớ Load memory

– Là vùng nhớ dạng non-volatile. (Loại vùng nhớ mà thông tin đã lưu trữ trên nó sẽ không bị mất khi nó bị ngắt nguồn cấp điện).
– Vùng nhớ này dùng để lưu chương trình người dùng, dữ liệu và cấu hình.
Khi người dùng download một dự án xuống CPU. Đầu tiên CPU sẽ lưu chương trình trong vùng nhớ Load memory. Vùng nhớ này nằm trong CPU hoặc trong thẻ nhớ (nếu có). Khi dùng thẻ nhớ sẽ cho phép người dùng mở rộng thêm kích thước chương trình.
– Chúng ta hiểu vùng nhớ này giống như ổ cứng của máy tính.

2. Vùng nhớ Work memory

– Là vùng nhớ dạng volatile. (Loại vùng nhớ mà thông tin lưu trữ trên nó sẽ bị mất khi nó bị ngắt nguồn cấp điện).
– Vùng nhớ này dùng để lưu một vài thành phần của một dự án trong khi thực hiện chương trình người dùng.
CPU sẽ sao chép một vài thành phần của dự án từ vùng nhớ Load memory sang vùng nhớ Work memory.       – Vùng nhớ này sẽ bị mất khi mất điện. Và nó được khôi phục bởi CPU khi nguồn điện được cấp trở lại.
– Chúng ta hiểu vùng nhớ này giống như RAM của máy tính.

3. Vùng nhớ Retentive

–  Là vùng nhớ dạng non-volatile. Dùng để lưu trữ các giá trị của vùng nhớ Work memory. CPU sử dụng vùng nhớ Retentive để lưu các giá trị được lựa chọn bởi chương trình của người dùng trong thời gian bị mất điện. Khi có điện trở lại CPU sẽ khôi phục những giá trị được lưu trữ này.

(Ghi chú: CPU “viết tắt của Central Processing Unit” được hiểu là bộ điều khiển trung tâm).

“Vùng nhớ Load memory để lưu toàn bộ một dự án.”

Do người dùng download xuống CPU (Nó sẽ không bị mất đi. Cho đến khi người dùng download xuống một dự án khác).

Khi thực hiện chương trình thì: CPU sẽ sao chép chương trình lập trình sang vùng nhớ Work memory để thực hiện chương trình.

Và khi chương trình được thực hiện. Thì những giá trị nào được lựa chọn là Retentive sẽ được nhớ cho dù CPU bị mất nguồn.

Vùng nhớ trong PLC

Vùng nhớ trong PLC S7 1200

Ở 2 hình trên chúng ta thấy:

Kích thước của vùng nhớ Word memory, Load memory và Retentive đã sử dụng của dự án.
(Load memory = 5% ; Work memory = 3%; Retentive = 1%)

Kích thước vùng nhớ trong PLC S7-1200

Vùng nhớ Load memory trong PLC S7-1200

Vùng nhớ trong PLC

Vùng nhớ trong PLC

Hình ảnh thẻ nhớ SMC (Simatic Memory Card)

Vùng nhớ trong

 

>> Xem thêm tài liệu Điện – Tự Động Hóa: https://plctech.com.vn/category/tai-lieu/

>> Kiến Thức ngành Điện – Tự Động Hóa: https://plctech.com.vn/category/tin-tuc/

>> Tham khảo thêm các khóa học tại Trung Tâm:

·         Đào tạo PLC Mitsubishi         

·         Đào tạo PLC Siemens

·         Đào tạo PLC Omron

·         Đào tạo PLC LS

·         Đào tạo PLC Delta

·         Đào tạo thiết kế màn hình HMI

·         Đào tạo cài đặt biến tần

·         Lập trình điều khiển động cơ Servo

·         Truyền thông công nghiệp

·         Đào tạo thiết kế tủ điện

———— * * *  * ————

Mọi tư vấn về Tự động hóa, vui lòng liên hệ:

TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP PLCTECH

Hà Nội: Số 11 Ngõ 2E Dịch Vọng – Cầu Giấy

HCM: 97 Đường Số 3 – Hiệp Bình Phước – TP. Thủ Đức

SĐT/Zalo: 0987 635 127

Website: https://plctech.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/PLCTechHN/

Tin Liên Quan