HƯỚNG DẪN ĐẤU DÂY NGÕ RA PLC MITSUBISHI
PLC có hai dạng đầu ra chính, đó là loại Digital và Analog. Tín hiệu ra dạng Analog sẽ được OUT bởi Module AQ, DA. Bài viết này PLCTECH xin trình bày Cách Đấu Dây Ngõ Ra Số Của PLC Mitsubishi, với 2 loại đầu ra là Relay và Transistor.
Cách đấu dây ngõ ra PLC Mitsubishi
1. Đấu dây ngõ ra PLC Mitsubishi dạng Relay
– Đặc điểm của ngõ ra Relay là có thể sử dụng được cả điện áp 1 chiều (<=30VDC) và điện áp xoay chiều (<= 240VAC) với dòng điện định mức lên tới 2A. Chính là các ngõ ra có ký hiệu trên thiết bị là MR.
Đối với ngõ ra dạng này mình có thể tùy chọn để điều khiển cả thiết bị 24v và 220v. Với dòng ngõ ra thiết bị điều khiển khoảng vài ampe trở lại.
Tuy nhiên, nhược điểm của loại ngõ ra này là tần số đóng cắt nhỏ, cỡ 10ms.
– Sơ đồ đấu nối:
Đấu dây ngõ ra số của PLC Mitsubishi dạng Relay
Trên ngõ ra PLC sẽ chia ra các cổng COM. Tương ứng với một hoặc một nhóm ngõ ra dùng chung mức điện áp. Khi viết chương trình PLC, ví dụ chuyển Y0 lên mức tích cực thì tiếp điểm Rơ-le giữa COM0 và Y0 sẽ đóng, hoàn toàn tương tự với các cặp tiếp điểm khách như: COM1-Y1, COM2-Y2, COM2-Y3, COM2-Y4, COM2-Y5… cũng tương tự. Khi đó với việc có nguồn nuôi bên ngoài, mạch điện sẽ trở thành một mạch điện khép kín và có dòng điện chạy qua tải.
Ví dụ đối với sơ đồ trên hình:
+ COM0 và COM1 đấu chung với chân dương của nguồn điện 1 chiều. Với đầu ra Y0 và Y1 đấu vào chân dương của tải.
+ COM 2 đấu với nguồn xoay chiều, các đầu ra Y2 Y3 Y4 Y5 đấu với tải xoay chiều.
2. Đấu dây ngõ ra PLC Mitsubishi dạng Transitor
– Đặc điểm của loại ngõ ra Transistor đóng ngắt bằng linh kiện bán dẫn nên có tốc độ đóng ngắt nhanh. Có thể dùng để phát xung tốc độ cao lên tới 100Khz, 200Khz, 500Khz. Chính là các ngõ ra có ký hiệu trên thiết bị là MT. Dạng này khi điều khiển thiết bị các bạn cũng phải xem sơ đồ của từng loại PLC để đấu dây theo kiểu cực thu hở.
Ưu điểm nữa của ngõ ra Transistor là: Nó chịu được số lần đóng ngắt lớn. Tuổi thọ tính theo số lần đóng ngắt thì lớn hơn ngõ ra Relay rất nhiều.
Hạn chế là không sử dụng được điện áp xoay chiều và dòng qua nó chịu giới hạn ở dưới 0.5A. Nên một số ứng dụng đóng ngắt thông thường khách hàng phải sử dụng thêm Rơ-le trung gian.
– PLC Mitsubishi ngõ ra Transistor còn có 2 loại là loại ngõ ra Sink và Source.
Đối với loại ngõ ra Sink, chân COM0 COM1 COM2… luôn đấu với chân 0V của nguồn 1 chiều.
Đối với loại ngõ ra Source, chân +V0 +V1 +V2… luôn đấu với chân dương của nguồn 1 chiều.
Khi các đầu ra lên mức tích cực, các chân đầu ra PLC sẽ nối với các chân COM hoặc +V tương ứng. Khi đó với việc có nguồn nuôi bên ngoài, mạch điện sẽ trở thành một mạch điện khép kín và có dòng điện chạy qua tải như hình bên dưới.
Kết luận
Đối với ngõ ra số của PLC Mitsubishi dạng Transitor sẽ có tần số đóng ngắt cao hơn so với ngõ ra số của PLC Mitsubishi dạng Relay (ngõ ra relay có tần số đóng cắt khoảng dưới 1Hz là tối đa).
Với một số ngõ ra cần tần số đóng cắt cao như để điều khiển Step, Servo thì PLC có thể được tích hợp ngõ ra Transistor có tần số đóng ngắt từ 100-200Hz sẽ được ứng dụng trong khi điều khiển.
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HỖ TRỢ
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO LẬP TRÌNH PLC PLCTECH
Hà Nội: Số 11 Ngõ 2E Dịch Vọng – Cầu Giấy
HCM: 97 Đường Số 3 – Hiệp Bình Phước – TP. Thủ Đức
SĐT/Zalo: 0987 635 127
Website: https://plctech.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/PLCTechHN/