Học PLC Mitsubishi hay PLC Siemens? Điểm Khác Biệt Là Gì?

PLC Mitsubishi hay PLC Siemens? 

PLC là gì?

PLC là tên viết tắt của dòng chữ Programmable Logic Controller. (Có thể hiểu một cách đơn giản trong tiếng việt là: Thiết bị điều khiển cho phép người dùng lập trình (Khả trình)).

Thông qua bộ điều khiển PLC, người dùng hoàn toàn có thể thay đổi thuật toán điều khiển thông qua việc lập trình PLC. (Viết bằng ngôn ngữ lập trình)

Các hãng sản xuất PLC rất nổi tiếng và được sử dụng nhiều nhất phải kể đến: Siemens (Đức), Omron và Mitsubishi (Nhật Bản), Delta (Đài Loan).

Tại Việt Nam, dòng PLC của Siemens và Mitsubishi là phổ biến nhất. Nó được đưa vào chương trình đào tạo của các trường kỹ thuật.

PLC Mitsubishi hay PLC Siemens

PLC là gì? Hệ thống điều khiển PLC

Nên Chọn PLC Mitsubishi hay PLC Siemens là câu hỏi thường gặp khi mới bắt đầu học PLC .
PLCTECH xin chia sẻ một vài ý kiến đánh giá về 2 dòng PLC này: Để các bạn học viên nói riêng, và những bạn muốn tìm hiểu tự động hóa nói chung có thể lựa chọn cho mình hướng đi phù hợp nhất.

Thế mạnh của PLC Mitsubishi và PLC Siemens

PLC_Siemens mạnh về điều khiển quá trình và điều khiển qua truyền thông.
– Các module Analog của Siemens có giá thành rẻ hơn, sử dụng đơn giản;  (chỉ cần cắm vào PLC và cấu hình qua vài bước là có thể đọc/ghi dễ dàng).
– Truyền thông đối với PLC Siemens cũng khá dễ dàng để thực hiện bởi Siemens đã có các khối hàm chức năng chuyên dụng hỗ trợ tối đa cho người dùng.
PLC Mitsubishi hay PLC Siemens

                               Hình ảnh PLC Siemens

PLC_Mitsubishi lại có thế mạnh về điều khiển rời rạc và điều khiển truyền động.
– Số lượng câu lệnh của PLC Mitsu là rất phong phú, trong đó có những câu lệnh chuyên dùng cho điều khiển vị trí hay bộ đếm tốc độ cao. (Đơn giản hơn nhiều với việc PLC Siemens phải cấu hình qua khá nhiều bước và nhiều thông số mới thực hiện được việc này)

PLC Mitsubishi hay PLC Siemens

Hình ảnh PLC Mitsubishi

Cách lập trình của PLC Mitsubishi và PLC Siemens có gì khác nhau?

PLC_Siemens có cấu trúc chương trình theo cả chiều ngang và chiều dọc. Có nghĩa là chương trình vẫn thực hiện tuần tự từ trên xuống dưới,
– Tuy nhiên chương trình ở dạng khối và nhiều khối có thể được thực hiện ngang hàng.
– Bên cạnh đó chương trình con của Siemens có hỗ trợ biến Local nên có thể sử dụng đa dụng hơn trong lập trình.
PLC_Mitsubishi có cấu trúc chương trình theo chiều dọc, chỉ thực hiện từ trên xuống dưới. Toàn bộ là câu lệnh, dù phải nhớ nhiều lệnh nhưng lập trình lại đơn giản hơn.

Kết luận: PLC Mitsubishi hay PLC Siemens?

– PLC Siemens phù hợp với các ứng dụng điều khiển quá trình và truyền thông. Việc lập trình ban đầu sẽ khó tiếp cận hơn nhưng khi đã thành thạo sẽ hỗ trợ tốt hơn cho người sử dụng.
– PLC Mitsubishi phù hợp với các ứng dụng điều khiển truyền động và điều khiển rời rạc. Việc lập trình tiếp cận đơn giản, dễ học nhưng để lập trình các chương trình phực tạp sẽ mất công hơn.
Hy vọng với những kiến thức quan trọng và trọng tâm trong bài viết này, các bạn đã có cho mình câu trả lời về việc lựa chọn học PLC Mitsubishi hay PLC Siemens? Chúc các bạn học tập tốt!

Xem thêm tài liệu Điện – Tự Động Hóa: https://plctech.com.vn/category/tai-lieu/

Kiến Thức ngành Điện – Tự Động Hóa: https://plctech.com.vn/category/tin-tuc/

———————————-***————————————

>> Tham khảo thêm các khóa học tại Trung Tâm:

·         Đào tạo PLC Mitsubishi

·         Đào tạo PLC Siemens

·         Đào tạo PLC Omron

·         Đào tạo PLC LS

·         Đào tạo PLC Delta

·         Đào tạo thiết kế màn hình HMI

·         Đào tạo cài đặt biến tần

·         Lập trình điều khiển động cơ Servo

·         Truyền thông công nghiệp

·         Đào tạo thiết kế tủ điện

Mọi tư vấn về Tự động hóa, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP PLCTECH

Hà Nội: Số 11 Ngõ 2E Dịch Vọng – Cầu Giấy

HCM: 97 Đường Số 3 – Hiệp Bình Phước – TP. Thủ Đức

SĐT/Zalo: 0987 635 127

Website: https://plctech.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/PLCTechHN/

Tin Liên Quan