Lệnh CJ Là Gì? Bạn Nhất Định Phải Biết

Lệnh CJ Là Gì? Kiến thức Cơ Bản Về Lệnh CJ

Lệnh CJ là lệnh quan trọng trong Lập trình PLC Mitsubishi. Nó có hiệu quả rất lớn trong một chương trình điều khiển có nhiều sự lựa cho hoạt động khác nhau.

Ở bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể: Lệnh CJ là gì? Chức năng? Cách hoạt động ở ví dụ cụ thể.

1/ Khái Niệm: Lệnh CJ là Gì?

Lệnh CJ (Conditional Jump), được gọi là lệnh nhảy có điều kiện.

Trong lập trình truyền thống trên máy tính, một trong các chức năng mạch là khả năng nhảy đến vị trí khác trong chương trình tùy thuộc vào một số điều kiện nào đó. Điều này cho phép lựa chọn các hoạt động tương ứng phụ thuộc vào kết quả kiểm tra điều kiện.

Lệnh này có hiệu quả rất lớn trong một chương trình điều khiển có nhiều sự lựa cho hoạt động khác nhau, và được gọi là lệnh nhảy có điều kiện. Giống như các tác vụ khác, điều kiện nhảy có thể là một nhánh logic đơn giản hay phức tạp.

2/ Chức Năng Của Lệnh CJ Là Gì?

Chức Năng: Nhảy đến vị trí con trỏ đích xác định. Con trỏ đích hợp lệ (P0 – P63).

3/ Hoạt Động Của Lệnh CJ

Khi lệnh CJ được kích hoạt thì con trỏ lệnh nhảy đến vị trí xác định trong chương trình, bỏ qua một số bước chương trình nào đó, làm tăng tốc độ quét chương trình.
Lệnh CJ Là Gì?
▪️ Lưu ý:
– Nhiều lệnh CJ có thể dùng chung một con trỏ đích
– Các lệnh nhảy có thể được lập trình lồng nhau.
– Mỗi con trỏ đích phải có duy nhất một con số. Dùng con trỏ P63 tương đương với việc nhảy tới lệnh END
– Bất kỳ đoạn chương trình nào bị nhảy qua sẽ không được cập nhật trạng thái các ngõ ra khi có sự thay đổi trạng thái ở ngõ vào.
– Lệnh CJ có thể được dùng để nhảy qua hết chương trình, ví dụ: nhảy đến lệnh END hay trở về bước 0. Nếu nhảy trở về thì cần phải chú ý không được vượt qua thời gian cài đặt trong bộ định thì watchdog, nếu không PLC Mitsubishi sẽ báo lỗi.
Lệnh CJ Là Gì?
Xem chương trình ở hình trên: nếu X1 là ON và lệnh CJ được thi hành thì ngõ vào X1 và ngõ ra Ý bị bỏ qua, vì lệnh CJ buộc con trỏ lệnh nhảy tới con trỏ đích P0; khi lệnh CJ không còn tác dụng nữa thì X1 sẽ điều khiển Y1 như bình thường.
Với nội dung ở trên hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn tích lũy thêm kiến thức trong quấ trình học PLC Mitsubishi.
Chúc các bạn thành công!

>> Xem thêm tài liệu Điện – Tự Động Hóa: https://plctech.com.vn/category/tai-lieu/

>> Kiến Thức ngành Điện – Tự Động Hóa: https://plctech.com.vn/category/tin-tuc/

>> Tham khảo thêm các khóa học tại Trung Tâm:

·         Đào tạo PLC Mitsubishi         

·         Đào tạo PLC Siemens

·         Đào tạo PLC Omron

·         Đào tạo PLC LS

·         Đào tạo PLC Delta

·         Đào tạo thiết kế màn hình HMI

·         Đào tạo cài đặt biến tần

·         Lập trình điều khiển động cơ Servo

·         Truyền thông công nghiệp

·         Đào tạo thiết kế tủ điện

Mọi tư vấn về Tự động hóa, vui lòng liên hệ với:

TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP PLCTECH

Hà Nội: Số 11 Ngõ 2E Dịch Vọng – Cầu Giấy

HCM: 97 Đường Số 3 – Hiệp Bình Phước – TP. Thủ Đức

SĐT/Zalo: 0987 635 127

Website: https://plctech.com.vn/

Fanpage:https://www.facebook.com/PLCTechHN/

Tin Liên Quan