PLC là gì? Nguyên lý hoạt động của PLC?

PLC LÀ GÌ? NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA PLC

PLC – một loại thiết bị được dùng nhiều trongtự động hóa. Chúng ta cùng tìm hiểu xem PLC là gì? Nguyên lý hoạt động của PLC? Cấu tạo của PLC? Ứng dụng của PLC trong tự động hóa? Và các mục liên quan khác nữa.

PLC là gì?

– PLC là từ viết tắt của Programmable Logic Controller (Bộ điều khiển Logic có thể lập trình được). PLC có khả năng thay đổi thuật toán điều khiển tùy biến thông qua một ngôn ngữ lập trình. Do vậy, nó cho phép thực hiện linh hoạt tất cả các bài toán điều khiển.

– Hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất PLC như: Siemens (Đức), Omron (Nhật Bản), Mitsubishi (Nhật Bản), Delta (Đài Loan)  …

– Ngôn ngữ lập trình phổ biến là:

LAD (Ladder logic – Dạng hình thang)

FBD (Function Block Diagram – Khối chức năng)

STL (Statement List – Liệt kê lệnh) 

Ladder logic là ngôn ngữ lập trình PLC đang được ưa chuộng nhất.

nguyên lý hoạt động của PLC

Hình ảnh Tủ điều khiển dùng PLC

Cấu trúc của PLC

Tất cả các PLC hiện nay đều gồm có thành phần chính như sau:

– Bộ nhớ chương trình RAM, ROM

– Một bộ vi xử lý trung tâm CPU, có vai trò xử lý các thuật toán

– Các modul vào /ra tín hiệu

nguyên lỹ hoạt động của PLC

Cấu trúc của PLC

Với một PLC hoàn chỉnh chúng ta sẽ có thêm một đơn vị lập trình bằng tay hay bằng máy tính. Hầu hết các đơn vị lập trình đơn giản đều có đủ RAM để chứa đựng chương trình dưới dạng hoàn thiện hay bổ sung. Nếu đơn vị lập trình là đơn vị xách tay thì RAM thường là loại CMOS có pin dự phòng. Chỉ khi nào chương trình đã được kiểm tra và sẵn sàng sử dụng thì nó mới truyền sang bộ nhớ PLC. Đối với các PLC lớn thường lập trình trên máy tính nhằm hỗ trợ cho việc viết, đọc và kiểm tra chương trình. Các đơn vị lập trình nối với PLC qua cổng RS232, RS422, RS485,…

Nguyên lý hoạt động của PLC

– PLC nhận thông tin từ các cảm biến và các thiết bị đầu vào được kết nối, xử lý dữ liệu và kích hoạt đầu ra dựa trên các tham số đã được lập trình trước đó.

– Các hoạt động bên trong PLC được điều khiển bởi CPU, nó sẽ đọc và kiểm tra chương trình được chứa trong bộ nhớ và thực hiện từng lệnh trong chương trình được lập trình trước đó.

– Tùy thuộc vào đầu vào và đầu ra, bộ điều khiển PLC, có thể theo dõi và ghi lại dữ liệu thời gian chạy như năng suất máy và nhiệt độ vận hành, tự khởi động và dừng quy trình, tạo báo thức nếu máy gặp trục trặc và hơn thế nữa…

– Bộ điều khiển lập trình PLC là một giải pháp điều khiển linh hoạt và mạnh mẽ, có thể thích ứng với hầu hết ứng dụng nào.

Các bạn xem hình ảnh mô tả nguyên lý hoạt động của PLC ở sơ đồ sau:

nguyên lý haotj động của PLC

Ứng dụng thực tế của PLC

PLCứng dụng phổ biến trong công nghiệp cũng như đời sống. Những loại máy móc nhỏ như đóng gói, băng tải cũng có thể sử dụng một số dòng PLC kinh tế có in/out ít, thiết kế nhỏ gọn với giá thành rất cạnh tranh. Đặc điểm chính của những loại PLC này đó chính là tích hợp đầy đủ các tính năng cần thiết để linh hoạt sử dụng cho nhiều ứng dụng cơ bản.

nguyên lý hoạt động của plc

Đối với những hệ thống lớn cần có bộ điều khiển phức tạp như dây chuyền xử lý nước thải, nhà máy xi măng, thì có những dòng PLC thiết kế dạng module tùy theo nhu cầu. Khi sử dụng loại này thì chúng ta phải tính toán loại CPU chính. Cũng như số lượng in/out, module analog, truyền thông để có thể đáp ứng đúng và đủ yêu cầu kỹ thuật của dự án.

Trong đời sống và công việc như PLC có thể ứng dụng cho hệ thống đèn giao thông, nhà thông minh. Đặc biệt trong nông nghiệp thì PLC đã và sẽ ứng dụng nhiều để giúp hiện đại hóa quá trình sản xuất nông nghiệp ở của nước ta hiện nay.

Nội dung bài viết đã các bạn đã nắm được cơ bản PLC là gì? Cấu trúc PLC ra sao? Nguyên lý hoạt động cuả PLC như thế nào? Ứng dụng PLC trong thực tế đời sống… Đây bước đầu để bạn tìm hiểu, học tập và làm việc với PLC được hiệu quả hơn.

Chúc các bạn thành công!

Tất cả tài liệu: https://plctech.com.vn/category/tai-lieu/

>> Tham khảo các Khóa học tại Trung Tâm:

·         Đào tạo PLC Mitsubishi

·         Đào tạo PLC Siemens

·         Đào tạo PLC Omron

·         Đào tạo PLC LS

·         Đào tạo PLC Delta

·         Đào tạo thiết kế màn hình HMI

·         Đào tạo  cài đặt biến tần

·         Lập trình điều khiển động cơ Servo

·         Truyền thông công nghiệp

·         Đào tạo thiết kế tủ điện

TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP PLCTECH

Hà Nội: Số 11 Ngõ 2E Dịch Vọng – Cầu Giấy

HCM: 97 Đường Số 3 – Hiệp Bình Phước – TP. Thủ Đức

SĐT/Zalo: 0987 635 127

Website: https://plctech.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/PLCTechHN

Email: plctech.daotao@gmail.com

Tin Liên Quan