Tìm Hiểu Chung Về Khí Cụ Điện Công Nghiệp / PLCTECH

 TÌM HIỂU CHUNG VỀ KHÍ CỤ ĐIỆN 

 Khái niệm Khí cụ điện

Khí cụ điện là những thiết bị dùng để đóng ngắt, điều khiển, kiểm tra, tự động điều chỉnh, khống chế các đối tượng điện. Cũng như không điện và bảo vệ chúng trong các trường hợp sự cố.
Khí cụ điện có nhiều chủng loại với chức năng, nguyên lý làm việc và kích thước khác nhau. Chúng được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

khi-cu-dien_la_gi

                           Hình ảnh: Một số khí cụ điện cơ bản

 Theo chức năng khí cụ điện được chia thành những nhóm chính sau

1. Nhóm khí cụ đóng cắt.Chức năng chính của nhóm khí cụ này là đóng cắt bằng tay hoặc tự động các mạch điện. Thuộc về nhóm này có: Cầu dao, Áptômat, máy cắt, dao cách ly, các bộ chuyển đổi nguồn…

2. Nhóm khí cụ hạn chế dòng điện, điện áp.Chức năng của nhóm này là hạn chế dòng điện, điện áp trong mạch không quá cao. Thuộc về nhóm này gồm có: Kháng điện, van chống sét…

3. Nhóm khí cụ khởi động, điều khiển. Nhóm này gồm các bộ khởi động, khống chế, công tắc tơ, khởi động từ…

4. Nhóm khí cụ kiểm tra theo dõi. Nhóm này có chức năng kiểm tra, theo dõi sự làm việc của các đối tượng và biến đổi các tín hiệu không điện thành tín hiệu điện. Thuộc nhóm này gồm: Các rơle, các bộ cảm biến…

5. Nhóm khí cụ tự động điều chỉnh, khống chế duy trì chế độ làm việc, các tham số của đối tượng. Các bộ ổn định điện áp, ổn định tốc độ, ổn định nhiệt độ…
6. Nhóm khí cụ biến đổi dòng điện, điện áp cho các dụng cụ đo. Các máy biến áp đo lường, biến dòng đo lường…

 Yêu cầu cơ bản đối với khí cụ điện

– Phải đảm bảo làm việc lâu dài với các thông số kỹ thuật định mức. Nói một cách khác nếu dòng điện qua các phần dẫn điện không vượt quá giá trị cho phép thì thời gian lâu cũng được mà không gây hư hỏng cho khí cụ.
– Khí cụ điện phải có khả năng ổn định nhiệt và ổn định điện động. Vật liệu phải có khả năng chịu nóng tốt và cường độ cơ khí cao vì khi xảy ra ngắn mạch hoặc quá tải dòng điện lớn có thể gây ra hư hỏng cho khí cụ.
– Vật liệu cách điện phải tốt để khi xảy ra quá áp trong phạm vi cho phép cách điện không bị chọc thủng.
– Khí cụ điện phải đảm bảo làm việc chính xác, an toàn, xong phải gọn nhẹ, rẻ tiền, dễ gia công, lắp đặt, kiểm tra sửa chữa.
– Ngoài ra khí cụ điện phải làm việc ổn định ở các điều kiện khí hậu, môi trường khác nhau.

Khí cụ điện thường gặp trong tủ điện.

Nút nhấn, Công tắc, Cầu chì, Aptomat, RCD, Rơle nhiệt, Rơle trung gian, Rơle thời gian, Contactor

[ Tài liệu: Khí cụ điện trong công nghiệp ]
Link dowload: https://drive.google.com/file/d/1ojn4r2gxdblioj7OV3zJzGPcFp8JXOom/view

———————————-***———————————-

>> Xem thêm tài liệu Điện – Tự Động Hóa: https://plctech.com.vn/category/tai-lieu/

>> Kiến Thức ngành Điện – Tự Động Hóa: https://plctech.com.vn/category/tin-tuc/

>> Tham khảo thêm các khóa học tại Trung Tâm:

·         Đào tạo PLC Mitsubishi         

·         Đào tạo PLC Siemens

·         Đào tạo PLC Omron

·         Đào tạo PLC LS

·         Đào tạo PLC Delta

·         Đào tạo thiết kế màn hình HMI

·         Đào tạo cài đặt biến tần

·         Lập trình điều khiển động cơ Servo

·         Truyền thông công nghiệp

·         Đào tạo thiết kế tủ điện

Mọi tư vấn về Tự động hóa, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP PLCTECH

Hà Nội: Số 11 Ngõ 2E Dịch Vọng – Cầu Giấy

HCM: 97 Đường Số 3 – Hiệp Bình Phước – TP. Thủ Đức

SĐT/Zalo: 0984 957 127

Website: https://plctech.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/PLCTechHN/

Tin Liên Quan